Báo cáo "Giải pháp xả lũ" tại Hội chợ Công nghệ và Thiết bị Hà Nội (TECHMART) 2016

Phạm Phong - TGĐ SBA   28/09/2016   1094   0

Kính thưa quý vị!

“Thủy điện xả lũ” là cụm từ kinh hoàng đối với người dân hạ du mỗi khi lũ về. Người dân hoảng loạn chạy lũ trong khi Thủy điện xả lũ đúng Quy trình.

Như vậy điều người dân muốn  Thủy điện làm chưa trùng khớp.

Vấn đề đặt ra là: Cách nào để giải quyết được điều này?

Qua nhiều năm trăn trở và nghiên cứu, đến nay chúng tôi đã đạt được những kết quả tốt cho công tác PCLB, trong đó có giải pháp xả lũ hợp lý, đảm bảo người dân chịu đựng lũ một cách dễ chịu và Thủy điện đầy hồ lúc cuối trận lũ.

Chúng tôi xin trình bày như sau:

I./ Đường đặc tính lũ cơ bản: (hình 1)

Qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn (tại hai hồ thủy điện Krông H’năng và Khe Diên), đường đặc tính Qvề khi lũ cho một lưu vực đơn giản như hình vẽ.

Hình 1: Đường đặc tính Qvề khi lũ

 

II. Phân tích: (hình 2)

Từ đồ thị đường đặc tính ta có:

   - Gần đối xứng qua đỉnh (tại t2)

   -  http://songba.vn/UserFiles/image/SongBa/2016/T09/xalu03.jpg

Trong đó:

   Wht: Thể tích nước trong hồ tại thời điểm t.

   Wo: Thể tích hồ chứa (tại MNDBT).

Hình 2: Đồ thị phân tích

Khi lũ về thì Wht tăng dần, đến thời điểm t1 mà:

     Wht = ½ Wo

Do tính đối xứng nên hồ Thủy điện sẽ còn một lượng nước đến hồ là ½ Wo cuối trận lũ.
Như vậy t1 là thời điểm bắt đầu xả lũ.

Lấy đối xứng đoạn cong ab vẽ đối xứng qua đường t=t1 , ta được đoạn cong bc.

Xác định diện tích đường cong bdecb (vùng gạch thẳng):

Đây chính là tổng lượng nước phải xả về hạ du.

Chênh lệch cung bde và bce là Qxả theo thời điểm.

Ta thấy:

   • Lượng xả sẽ tăng dần và đỉnh Qxả max sẽ lệch với Qvề max;

   • Qxả < Qvề;

Đây chính là điều Thủy điện cần làm.

Khi có một dung tích dự phòng lũ hợp lý (W phòng lũ) thì Qxả max sẽ còn được giảm thêm.
III. Giải pháp:

Điều quan trọng để giải quyết được bài toán trên là vẽ được “đường đặc tính lũ”.
Điều này được giải quyết khi có thiết bị đo mực nước hồ đạt độ chính xác cao, thời gian giữa 2 lần đo càng ngắn càng tốt.

Từ đó, Công ty Cổ phần Sông Ba đã nghiên cứu, chế tạo ra Thiết bị đo mực nước hồ đạt độ chính xác milimet để vẽ được đường đặc tính và Thiết bị đo mưa để định hướng cho đường đặc tính quan trọng này.

IV. Giới thiệu về thiết bị đo mực nước hồ và đo mưa:

1. Đo mực nước hồ:

Hình 3: Thiết bị đo mực nước hồ

Gồm phao đo lắp đặt trên mặt nước, được sáng tạo bổ sung giảm chấn trong ống để giảm dao động trên mặt phao còn dưới 1 milimet thì phao sẽ xác định được mực nước hồ đạt milimét.

Từ phao nối với đối trọng qua đĩa quay sẽ chuyển thành góc quay và hiển thị số liệu trên thiết bị đo.

Hiện tại chúng tôi kết nối với máy tính để tự động ghi số liệu. Từ số liệu sẽ phân tích tính toán được các phần trên.

Ngoài ra còn cài đặt chế độ cảnh báo còi khi Qvề lớn hơn hoặc bằng Qvh nhằm giúp nhân viên vận hành an tâm làm việc bình thường, sẽ biết lũ đang âm thầm đến để chuyển sang chế độ PCLB.

2. Đo mưa tự động gửi tin nhắn:

Hình 4: Thiết bị Đo mưa tự động gửi tin nhắn

 

Là một thiết bị đo mưa như quy chuẩn, được sáng tạo thêm phần tự đọc, gửi tin nhắn đến các số điện thoại di động cần thiết.

Phần đo mưa giúp chúng ta biết được lượng mưa đã đến và dự báo để vẽ đường đặc tính lũ, đặc biệt với lưu vực có nhiều lưu vực con có đặc điểm khác nhau.

Từ hai công cụ trên sẽ giúp chúng ta tìm được giải pháp xả lũ hợp lý.

Thực tế lưu vực khá phức tạp, lượng mưa cũng thay đổi không theo qui luật nào nên việc vẽ ra đường đặc tính thực sẽ phức tạp hơn nhiều, nhưng nếu phân tích chặt chẽ sẽ giải quyết được.

Hiện nay, vấn đề xả lũ tại hồ Krông H’năng là việc rất nhẹ nhàng đối với CBNV Công ty Cổ phần Sông Ba mỗi khi có lũ về. Tuy vậy, chúng tôi sẽ nổ lực hơn nữa để vi tính hóa công việc này nhằm ngày càng hoàn thiện hơn trong công tác PCLB.
V. Kết luận:

Qua những phân tích trên, cho thấy giải pháp xả lũ tối ưu là tồn tại và sẽ tìm được nếu chúng ta muốn và quyết tâm thực hiện.

Chúng tôi mong muốn tất cả các thủy điện, thủy lợi có cửa xả quan tâm nghiên cứu để cùng nhau giải quyết vấn đề xả lũ để cộng đồng hạ du được yên tâm mỗi khi lũ về.

Hy vọng, trong 3 năm nữa Thủy Điện không còn là “tội đồ” như hiện nay mà sẽ là một đóng góp tích cực cho xã hội, không những là điện năng mà còn trong xả lũ, giảm thiệt hại cho xã hội.

Xin trân trọng cảm ơn!


TỔNG GIÁM ĐỐC


PHẠM PHONG


GỬI GÓP Ý / BÌNH LUẬN