Thông tin chi tiết


Người đăng:   Nguyễn Đức Thọ

Email:   thotrangfund@gmail.com

Thời gian:  20/04/2016

Lượt xem:   1087

Nội dung câu hỏi:

Thuộc chuyên mục:   Liên quan tình hình hoạt động SXKD

Cổ đông hài lòng với câu trả lời của công ty, tuy nhiên cổ đông muốn công ty làm rõ thêm 2 ý :
1. Về việc điều chỉnh lại giá bán điện nhà máy Krong Hnang, với giá bán điện từ 2013 - 2015 trung bình là 940,78d/KWh thì giá bán điện mới sẽ tăng khoảng bao nhiêu % (công ty có thể cho cổ đông một khoảng giá nếu không muốn công khai thông tin chi tiết nhằm tăng tính cạnh tranh).
2. Việc đầu tư nhà máy Krong Hnang yêu cầu vốn tới 290.3 tỷ. Nếu công ty không thực hiện phát hành thêm vốn thì sẽ đưa tổng nợ của công ty lên gần 1000 tỷ. Tiếp đó công ty sẽ đầu tư nhà máy Sông Tranh 1, sẽ đưa tỷ lệ nợ/VCSH lên rất cao. Trong điều kiện lãi suất có xu hướng chạm đáy và tăng dần lên sẽ ảnh hưởng tới tình hình tài chính của công ty. Xu hướng chính của các nhà máy thủy điện nhưu GHC, SHP,HPD, SJD, HJS đều giảm tỷ lệ nợ sau giai đoạn 2013. Việc công ty chọn một hướng đầu tư khá mạo hiểm như vậy công ty có dự phòng và lập các phương án rủi ro chưa ?


Nội dung trả lời:

Trước hết, Công ty Cổ phần Sông Ba (SBA) xin cảm ơn sự quan tâm của quý Cổ đông đến tình hình hoạt động của SBA.

Theo nội dung các ý kiến của Cổ đông, SBA xin trả lời như sau:
 

1/ Về nội dung “Việc điều chỉnh lại giá bán điện NMTĐ Krông H’năng, với giá bán điện từ 2013 – 2015 trung bình là 940,78 đ/kWh thì giá bán điện mới sẽ tăng khoảng bao nhiêu% (công ty có thể cho cổ đông một khoảng giá nếu không muốn công khai thông tin chi tiết nhằm tăng tính cạnh tranh)”:
Hiện nay, công tác đàm phán giá điện NMTĐ Krông H’năng đang được EPTC trình hồ sơ đàm phán lên EVN xem xét phê duyệt, sau đó trình tiếp cho Cục Điều tiết Điện lực - Bộ Công Thương phê duyệt cuối cùng. Thời gian hoàn tất hợp đồng Mua Bán Điện cho Nhà máy dự kiến có thể kéo dài đến quý 3/2016. Căn cứ quy định tại Thông tư số 56/2014/TT-BCT, ngày 19/12/2014 của Bộ Công Thương và trên cơ sở thông số đầu vào của dự án, SBA đang nỗ lực đàm phán để được tăng giá bán điện của NMTĐ Krông H’năng. Dự kiến đến tháng 9/2016 sẽ hoàan thành và Công ty sẽ công bố giá bán điện của NMTĐ Krông H’năng.
 

2/ Về nội dung “Việc đầu tư NMTĐ Krông H’năng yêu cầu vốn tới 290,3 tỷ. Nếu Công ty không thực hiện phát hành thêm vốn thì sẽ đưa tổng nợ của Công ty lên gần 1.000 tỷ. Tiếp đó công ty sẽ đầu tư nhà máy Sông Tranh 1, sẽ đưa tỷ lệ nợ/VCSH rất cao. Trong điều kiện lãi suất có xu hướng chạm đáy và tăng dần lên sẽ ảnh hưởng tới tình hình tài chính của Công ty. Xu hướng chính của các nhà máy thuỷ điện như GHC, SHP, HPD, SJD, HJS đều giảm tỷ lệ nợ sau giai đoạn 2013. Việc công ty chọn một hướng đầu tư khá mạo hiểm như vậy công ty có dự phòng và lập các phương án rủi ro chưa?”:

   - Theo kế hoạch trả nợ của Dự án TĐ Khe Diên và TĐ Krông H’năng cho các Ngân hàng thì số dư nợ cuối năm 2016 chỉ còn là 653,5 tỷ đồng (VCB Đà Nẵng là 105,5 tỷ đồng, trả nợ đến hết năm 2024 và OCB Quảng Nam là 548 tỷ đồng, trả nợ đến năm 2025) và đến cuối năm 2019 chỉ còn 434 tỷ đồng. Lãi suất tại hợp đồng tín dụng mà Công ty ký kết với Ngân hàng là lãi suất bằng một biên độ cố định trong suốt thời gian trả nợ + (cộng) với lãi suất huy động tiết kiệm dưới 12 tháng bình quân của các Ngân hàng (VCB, BIDV, NN&PTNT, Vietinbank, OCB). Vì vậy, rủi ro về lãi suất đã được hạn chế ở mức thấp nhất và dòng tiền của Công ty luôn được đảm bảo hiệu quả hoạt động hàng năm.

   - Việc đầu tư dự án TĐ Krông H’năng 2 (không phải là Krông H’năng) Công ty đã tính toán dòng tiền hết sức kỹ lưỡng, đảm bảo hiệu quả đầu tư cho cổ đông. Tổng mức đầu tư của dự án dự kiến là 290,3 tỷ đồng (sau thuế), 263,6 tỷ đồng (trước thuế) thì suất đầu tư của dự án rất thấp, chỉ khoảng 19,52 tỷ đồng/MW. Nguồn vốn đầu tư cho dự án dự kiến được tài trợ bởi 2 nguồn sau:

     + Vốn vay Ngân hàng TMCP (tối đa 90%): 237,24 tỷ đồng (thời gian vay trên 15 năm);

     + Vốn tự có của Công ty: 26,36 tỷ đồng (được bổ sung từ lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh chưa phân phối, từ năm 2017-2019) và Cổ đông không phải góp thêm vốn.

Nhờ những nỗ lực trong thời gian qua, đội ngũ CBCNV Công ty đã lớn mạnh, có nhiều giải pháp hay, nhiều nghiên cứu thiết thực mang lại giá trị cao. Từ đó, Công ty đã nghiên cứu rất kỹ các dự án sao cho đầu tư hợp lý nhất, giảm tối đa chi phí để mang lại hiệu quả. Công ty cũng đã tính toán dòng tiền trả nợ và cổ tức đảm bảo nhằm hướng đến lợi nhuận sau 10 năm nữa sẽ đạt mức cổ tức cho Cổ đông từ 30%- 34%/năm.   

Thời gian qua, do Công ty cần phải giải quyết gấp các công việc liên quan đến vận hành và công tác đàm phán lại giá điện cho NMTĐ Krông H’năng nên việc trả lời email này bị chậm trễ, mong Cổ đông thông cảm.   

Quý Cổ đông nếu còn những vấn đề thắc mắc, xin vui lòng liên hệ: Ông Phạm Thái Hùng – Kế toán Trưởng Công ty, Số điện thoại: 0973.833.503, chúng tôi sẽ giải đáp cặn kẽ hơn.     

Trân trọng.
 

CÁC Ý KIẾN MỚI

Kính gửi Quý Công ty,

Rất cảm ơn Quý Công ty đã trả lời câu hỏi trước của tôi rất cẩn thận và cặn kẽ. Tôi hoàn toàn hài lòng với câu trả lời của Quý Công ty và mọi thắc mắc đã được giải đáp. Tiếp theo tôi có thêm 1 thắc mắc khác về tình hình sản xuất kinh doanh, mong được giải đáp:

Tôi được biết tổng chi phí quản lý vận hành của 1 nhà máy thủy điện thường nằm trong khoảng 10% đến 15% doanh thu bán điện. So sánh với mức ấy thì chi phí của SBA đang hơi cao. Nếu theo đúng định mức chi phí như vậy thì dòng tiền của SBA thừa đủ trả gốc vay, lãi vay và trả cổ tức trên 10%/năm theo đúng yêu cầu của EVNCPC, không phải vay bù đắp thêm từ nguồn khác. Từ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ trên Báo cáo tài chính, tôi thấy các khoản chi phí lớn chủ yếu là:

1. Tiền chi cho người cung cấp hàng hóa dịch vụ.

2. Lương nhân viên

3. Chi khác (số tuyệt đối tương đối lớn tuy rằng có thể bù trừ với  Thu khác)

4. Lãi vay.

Kính đề nghị Quý Công ty giúp làm rõ các vấn đề chưa giải thích được như sau:

1. Tiền chi cho người cung cấp hàng hóa dịch vụ cụ thể là chi mua hàng hóa dịch vụ gì, trung bình hàng năm chi thường xuyên cho khoản này là bao nhiêu. Nếu có phát sinh tăng đột biến thì có thể là do đâu?

2. Chi khác và thu khác cụ thể là gì? Sao số tuyệt đối năm nào cũng lớn như vậy?

3. Nền lãi vay hiện giờ khá thấp. Các ngân hàng quốc doanh cũng khá ưa thích ngành này. Vậy Công ty có ý định tái tài trợ nợ vay hiện tại của OCB bằng nguồn vốn giá rẻ khác hay không?

 

 

Lê Bình Sơn   21/02/2022   5588

Kính chào các anh chị em cán bộ và nhân viên của Thủy điện Sông Ba,

Tôi mới trở thành cổ đông của Quý Công ty và đang có ý định gia tăng sở hữu, coi như 1 khoản đầu tư lâu dài để hưởng lợi tức thay cho gửi tiết kiệm ngân hàng. Qua quá trình tìm hiểu để ra quyết định đầu tư, tôi vô cùng ấn tượng với văn hóa rất thân thiện, gần gũi, cởi mở mà BLĐ Công ty đã tạo ra và duy trì nhiều năm qua. Tôi có 1 số câu hỏi về hoạt động sản xuất kinh doanh, mong nhận được giải đáp từ Quý Công ty:

1. Về nhà máy Khe Diên:

Theo tôi được biết, đây là nhà máy có hồ chứa điều tiết năm, do đó theo lý thì sản lượng của nhà máy phải ít nhất đạt sản lượng tối đa phát điện giờ cao điểm mùa khô. Vậy Quý Công ty vui lòng cho biết, giả sử thủy văn thuận lợi, với công suất trước khi mở rộng (9MW) thì sản lượng phát điện cao điểm mùa khô đạt bao nhiêu triệu số điện, và sau khi mở rộng (lên 15MW) thì con số này là bao nhiêu? 

Tôi theo dõi thấy kế hoạch sản xuất trình ĐHĐCĐ, Quý Công ty trình 38 triệu số điện cho thủy điện Khe Diên, không tăng so với năm 2020 và các năm trước. Tại sao sau khi mở rộng lên hơn gấp rưỡi (từ 9MW lên 15MW) mà sản lượng lại không được dự báo tăng tương ứng? Xin Quý Công ty vui lòng giải đáp giúp.

2. Về phí tài nguyên nước, môi trường rừng:

Tôi rất cảm ơn BLĐ đã báo cáo bóc tách con số này ở báo cáo năm 2020. Tuy nhiên nếu được, kính đề nghị Quý Công ty bóc tách và gửi giúp báo cáo doanh thu bán điện net (không bao gồm các loại phí thu hộ - chi hộ) của các năm trong quá khứ (từ 2016), cũng như dự báo của toàn bộ năm 2021. Có như vậy thì các cổ đông mới tính toán chính xác được giá bán điện net mà Cty được hưởng, từ đó so sánh với các doanh nghiệp khác để có cho mình đánh giá chuẩn xác có ý nghĩa

Thời điểm hiện tại thì biểu phí của các loại phí trên là bao nhiêu?

Tôi xin cảm ơn và kính chúc toàn thể cán bộ nhân viên Công ty sức khỏe và 1 năm mới an khang!

Trân trọng,

Sơn

 

Lê Bình Sơn   20/12/2021   4843

CÁC Ý KIẾN XEM NHIỀU

Kính gửi Quý Công ty,

Rất cảm ơn Quý Công ty đã trả lời câu hỏi trước của tôi rất cẩn thận và cặn kẽ. Tôi hoàn toàn hài lòng với câu trả lời của Quý Công ty và mọi thắc mắc đã được giải đáp. Tiếp theo tôi có thêm 1 thắc mắc khác về tình hình sản xuất kinh doanh, mong được giải đáp:

Tôi được biết tổng chi phí quản lý vận hành của 1 nhà máy thủy điện thường nằm trong khoảng 10% đến 15% doanh thu bán điện. So sánh với mức ấy thì chi phí của SBA đang hơi cao. Nếu theo đúng định mức chi phí như vậy thì dòng tiền của SBA thừa đủ trả gốc vay, lãi vay và trả cổ tức trên 10%/năm theo đúng yêu cầu của EVNCPC, không phải vay bù đắp thêm từ nguồn khác. Từ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ trên Báo cáo tài chính, tôi thấy các khoản chi phí lớn chủ yếu là:

1. Tiền chi cho người cung cấp hàng hóa dịch vụ.

2. Lương nhân viên

3. Chi khác (số tuyệt đối tương đối lớn tuy rằng có thể bù trừ với  Thu khác)

4. Lãi vay.

Kính đề nghị Quý Công ty giúp làm rõ các vấn đề chưa giải thích được như sau:

1. Tiền chi cho người cung cấp hàng hóa dịch vụ cụ thể là chi mua hàng hóa dịch vụ gì, trung bình hàng năm chi thường xuyên cho khoản này là bao nhiêu. Nếu có phát sinh tăng đột biến thì có thể là do đâu?

2. Chi khác và thu khác cụ thể là gì? Sao số tuyệt đối năm nào cũng lớn như vậy?

3. Nền lãi vay hiện giờ khá thấp. Các ngân hàng quốc doanh cũng khá ưa thích ngành này. Vậy Công ty có ý định tái tài trợ nợ vay hiện tại của OCB bằng nguồn vốn giá rẻ khác hay không?

 

 

Lê Bình Sơn   21/02/2022   5588

Pham Thi Ngoc Ha   07/02/2021   5425

Kính chào các anh chị em cán bộ và nhân viên của Thủy điện Sông Ba,

Tôi mới trở thành cổ đông của Quý Công ty và đang có ý định gia tăng sở hữu, coi như 1 khoản đầu tư lâu dài để hưởng lợi tức thay cho gửi tiết kiệm ngân hàng. Qua quá trình tìm hiểu để ra quyết định đầu tư, tôi vô cùng ấn tượng với văn hóa rất thân thiện, gần gũi, cởi mở mà BLĐ Công ty đã tạo ra và duy trì nhiều năm qua. Tôi có 1 số câu hỏi về hoạt động sản xuất kinh doanh, mong nhận được giải đáp từ Quý Công ty:

1. Về nhà máy Khe Diên:

Theo tôi được biết, đây là nhà máy có hồ chứa điều tiết năm, do đó theo lý thì sản lượng của nhà máy phải ít nhất đạt sản lượng tối đa phát điện giờ cao điểm mùa khô. Vậy Quý Công ty vui lòng cho biết, giả sử thủy văn thuận lợi, với công suất trước khi mở rộng (9MW) thì sản lượng phát điện cao điểm mùa khô đạt bao nhiêu triệu số điện, và sau khi mở rộng (lên 15MW) thì con số này là bao nhiêu? 

Tôi theo dõi thấy kế hoạch sản xuất trình ĐHĐCĐ, Quý Công ty trình 38 triệu số điện cho thủy điện Khe Diên, không tăng so với năm 2020 và các năm trước. Tại sao sau khi mở rộng lên hơn gấp rưỡi (từ 9MW lên 15MW) mà sản lượng lại không được dự báo tăng tương ứng? Xin Quý Công ty vui lòng giải đáp giúp.

2. Về phí tài nguyên nước, môi trường rừng:

Tôi rất cảm ơn BLĐ đã báo cáo bóc tách con số này ở báo cáo năm 2020. Tuy nhiên nếu được, kính đề nghị Quý Công ty bóc tách và gửi giúp báo cáo doanh thu bán điện net (không bao gồm các loại phí thu hộ - chi hộ) của các năm trong quá khứ (từ 2016), cũng như dự báo của toàn bộ năm 2021. Có như vậy thì các cổ đông mới tính toán chính xác được giá bán điện net mà Cty được hưởng, từ đó so sánh với các doanh nghiệp khác để có cho mình đánh giá chuẩn xác có ý nghĩa

Thời điểm hiện tại thì biểu phí của các loại phí trên là bao nhiêu?

Tôi xin cảm ơn và kính chúc toàn thể cán bộ nhân viên Công ty sức khỏe và 1 năm mới an khang!

Trân trọng,

Sơn

 

Lê Bình Sơn   20/12/2021   4843