Thông tin chi tiết


Người đăng:   Minh Nhật

Email:   nhat@yahoo.com

Thời gian:  09/04/2016

Lượt xem:   929

Nội dung câu hỏi:

Thuộc chuyên mục:   Liên quan tình hình hoạt động SXKD

Xin quý công ty cho tôi hỏi:
Thứ nhất vì sao sản lượng điện năm 2014 là 161,4 triệu kWh mà doanh thu đạt 211,37 tỷ đồng trong khi năm 2015 sản lượng điện là 164,38 triệu kWh mà doanh thu chỉ có 194,93 tỷ đồng. 
Thứ hai tình hình tiền mặt của công ty không được ổn định cuối năm 2015 còn khoảng hơn 800 triệu so với cuối năm 2014 là 4,5 tỷ. Vậy cho hỏi công ty có thực hiện dự trữ tiền mặt để đảm bảo chi trả các chi phí phát sinh trong khi chưa thu được các khoản phải thu hay không, nếu có xin hỏi là bao nhiêu.
Xin cảm ơn.  
 


Nội dung trả lời:

Trước hết, Công ty Cổ phần Sông Ba (SBA) xin cảm ơn sự quan tâm của quý Cổ đông đến tình hình hoạt động của SBA.

Theo nội dung các ý kiến của Cổ đông, SBA xin trả lời như sau:

1/ Về nội dung “Sản lượng năm 2014 là 161,4 triệu kWh, doanh thu đạt 211,37 tỷ đồng trong khi năm 2015 sản lượng điện là 164,38 triệu kWh mà doanh thu chỉ có 194,93 tỷ đồng”.
 

 

 

* Số liệu cụ thể bảng sau:

STT

Chỉ tiêu

ĐVT

Năm 2014

Năm 2015

Chênh lệch

A

Sản lượng điện sản xuất

Tr.kWh

161,65

164,38

2,73

1

NMTĐ Khe Diên

Trong đó:

- Giờ cao điểm

- Giờ bình thường

- Giờ thấp điểm

 

27,31

 

9,78

17,30

0,23

42,02

 

10,84

22,20

8,98

14,71

 

1,06

4,90

8,75

2

NMTĐ Krông H’năng

 

134,34

122,36

(11,98)

B

Doanh thu từ sản xuất điện (không tính thuế TNN, Phí MTR)

tỷ đồng

195,15

192,87

(2,28)

I

Doanh thu NMTĐ Khe Diên

 

 

 

 

1

Doanh thu (không tính thuế TNN, Phí MTR)

tỷ đồng

30,32

46,58

16,26

2

Thuế TNN, phí MTR

tỷ đồng

2,07

4,45

 

II

NMTĐ Krông H’năng

 

 

 

 

1

Doanh thu (không tính thuế TNN, Phí MTR)

tỷ đồng

164,83

146,29

(18,54)

 

Doanh thu theo giá hợp đồng

tỷ đồng

126,38

115,11

(11,27)

 

Doanh thu tăng thêm do vận hành thị trường phát điện cạnh tranh hiệu quả

tỷ đồng

38,45

31,18

(7,27)

2

Thuế TNN, phí MTR

tỷ đồng

10,59

10,31

 

C

Doanh thu dịch vụ tư vấn

 

3,55

2,06

(1,49)

 

 

 

 

* Phân tích:

 1/ Về sản lượng điện:

   - Tổng sản lượng điện của hai nhà máy năm 2015 tăng so năm 2014 là2,73 triệu kWh. Cụ thể:

     + Sản lượng điện của NMTĐ Khe Diên năm 2015 tăng so với năm 2014 là 14,71 triệu kWh (tăng do đợt lũ trái vụ vào tháng 3/2015);

     + Sản lượng điện của NMTĐ Krông H’năng năm 2015 giảm so với năm 2014 là 11,98 triệu kWh (do ảnh hưởng kéo dài hiện tượng El Nino).
 

 

2/ Về doanh thu:

Theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC, ngày 20/3/2006 (QĐ15) của Bộ Tài chính thì doanh thu năm 2014 tính bao gồm cả thuế TNN và phí MTR. Tuy nhiên, tại Thông tư số 200/2014/TT-BTC, ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính (thay thế QĐ15) thì doanh thu năm 2015 không tính thuế TNN, phí MTR. Cụ thể:

   - Đối với NMTĐ Khe Diên (Doanh thu sản xuất điện không tính thuế TNN, phí MTR):

     + Năm 2014: Doanh thu là 30,32 tỷ đồng tỷ đồng (giá bán điện bình quân đạt 1.110 đồng/kWh);

     + Năm 2015: Doanh thu là 46,58 tỷ đồng tỷ đồng (giá bán điện bình quân đạt 1.108 đồng/kWh).

Doanh thu của NMTĐ Khe Diên năm 2015 tăng so năm 2014 là 16,26 tỷ đồng:

Doanh thu tăng nhờ sản lượng điện năm 2015 tăng so năm 2014 là 14,71 Tr.kWh. Công ty đã vận hành tối đa giờ cao điểm hàng năm để đạt hiệu quả về doanh thu. Sản lượng điện năm 2015 tăng nên sản lượng điện giờ bình thường 4,9 Tr.kWh, giờ thấp điểm tăng 8,75 Tr.kWh và giờ cao điểm chỉ tăng 1,06 Tr.kWh.

Trong khi đó, giá bán điện (mùa khô) giờ bình thường là 624 đồng/kWh, giờ thấp điểm chỉ là 623 đồng/kWh và giờ cao điểm năm 2015 lên đến 2.783 đồng/kWh (năm 2014 là 2.372 đồng/kWh) nhưng sản lượng giờ cao điểm chỉ tăng 1,06 Tr.kWh (tăng 10,8%, giá giờ cao điểm cao được bù vào một phần doanh thu giá của giờ bình thường và thấp điểm thấp) nên giá bán điện bình quân của Nhà máy cho phần tăng sản lượng chỉ là 1.105 đồng/kWh và giá bán điện bình quân cả năm 2015 giảm 2 đồng/kWh so năm 2014. 
   - Đối với NMTĐ Krông H’năng (Doanh thu sản xuất điện không tính thuế TNN, phí MTR):

     + Năm 2014: Doanh thu là 164,83 tỷ đồng (Doanh thu theo giá bán điện của hợp đồng là 126,38 tỷ đồng và phần doanh thu tăng thêm từ vận hành hiệu quả thị trường phát điện cạnh tranh là 38,45 tỷ đồng);
     + Năm 2015: Doanh thu là 146,29 tỷ đồng (Doanh thu theo giá bán điện của hợp đồng là 115,11 tỷ đồng và phần doanh thu tăng thêm từ vận hành hiệu quả thị trường phát điện cạnh tranh là 31,18 tỷ đồng).

Doanh thu của NMTĐ Krông H’năng năm 2015 giảm so năm 2014 là 18,54 tỷ đồng do hiện tượng El Ninô kéo dài, sản lượng giảm 11,98 triệu kWh dẫn đến Nhà máy không tham gia thị trường phát điện cạnh tranh tốt trong quý 3/2015 nên phần doanh thu từ thị trường năm 2015 so năm 2014 giảm 7,27 tỷ đồng, phần doanh thu giảm do sản lượng giảm là 11,27 tỷ đồng (tổng doanh thu giảm là 18,54 tỷ đồng).

Tóm lại: Tổng Doanh thu năm 2015 so với năm 2014 chỉ giảm 2,28 tỷ đồng do sản lượng điện của NMTĐ Krông H’năng giảm, không tham gia thị trường phát điện cạnh tranh trong quý 3/2015 nên phần doanh thu từ thị trường giảm 7,27 tỷ đồng. Mặc dù, doanh thu NMTĐ Khe Diên tăng 16,26 tỷ đồng do sản lượng tăng nhưng không bù đủ phần doanh thu giảm từ thị trường điện và phần doanh thu giảm do sản lượng giảm của NMTĐ Krông H’năng (tổng doanh thu giảm là 18,54 tỷ đồng).     

2/ Về nội dung “Tiền mặt của Công ty đến cuối năm 2015 còn khoảng 800 triệu đồng và cuối năm 2014 là 4,5 tỷ đồng. Công ty có thực hiện dự trữ tiền mặt để đảm bảo chi trả các chi phí phát sinh trong khi chưa thu được các khoản phải thu hay không, nếu có là bao nhiêu”:

Trên Báo cáo tài chính của Công ty đã kiểm toán, tiền mặt đến cuối năm 2015 chỉ là 189,88 triệu đồng và cuối năm 2014 là 390,995 triệu đồng chứ không như phản ánh của quý cổ đông là khoảng 800 triệu đồng năm 2015 và 4,5 tỷ đồng năm 2014 (số liệu của quý cổ đông là số liệu bao gồm cả tiền gửi không kỳ hạn tại Ngân hàng).

Công ty luôn cân đối dòng tiền hàng tháng, quý và cả năm đảm bảo hiệu quả hoạt động, không để ảnh hưởng đến các ngân hàng và đối tác.    

Thời gian qua, do Công ty cần phải giải quyết gấp các công việc liên quan đến vận hành và công tác đàm phán lại giá điện cho NMTĐ Krông H’năng nên việc trả lời email này bị chậm trễ, mong Cổ đông thông cảm.   

Trân trọng.
   
 

CÁC Ý KIẾN MỚI

Kính gửi Quý Công ty,

Rất cảm ơn Quý Công ty đã trả lời câu hỏi trước của tôi rất cẩn thận và cặn kẽ. Tôi hoàn toàn hài lòng với câu trả lời của Quý Công ty và mọi thắc mắc đã được giải đáp. Tiếp theo tôi có thêm 1 thắc mắc khác về tình hình sản xuất kinh doanh, mong được giải đáp:

Tôi được biết tổng chi phí quản lý vận hành của 1 nhà máy thủy điện thường nằm trong khoảng 10% đến 15% doanh thu bán điện. So sánh với mức ấy thì chi phí của SBA đang hơi cao. Nếu theo đúng định mức chi phí như vậy thì dòng tiền của SBA thừa đủ trả gốc vay, lãi vay và trả cổ tức trên 10%/năm theo đúng yêu cầu của EVNCPC, không phải vay bù đắp thêm từ nguồn khác. Từ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ trên Báo cáo tài chính, tôi thấy các khoản chi phí lớn chủ yếu là:

1. Tiền chi cho người cung cấp hàng hóa dịch vụ.

2. Lương nhân viên

3. Chi khác (số tuyệt đối tương đối lớn tuy rằng có thể bù trừ với  Thu khác)

4. Lãi vay.

Kính đề nghị Quý Công ty giúp làm rõ các vấn đề chưa giải thích được như sau:

1. Tiền chi cho người cung cấp hàng hóa dịch vụ cụ thể là chi mua hàng hóa dịch vụ gì, trung bình hàng năm chi thường xuyên cho khoản này là bao nhiêu. Nếu có phát sinh tăng đột biến thì có thể là do đâu?

2. Chi khác và thu khác cụ thể là gì? Sao số tuyệt đối năm nào cũng lớn như vậy?

3. Nền lãi vay hiện giờ khá thấp. Các ngân hàng quốc doanh cũng khá ưa thích ngành này. Vậy Công ty có ý định tái tài trợ nợ vay hiện tại của OCB bằng nguồn vốn giá rẻ khác hay không?

 

 

Lê Bình Sơn   21/02/2022   3984

Kính chào các anh chị em cán bộ và nhân viên của Thủy điện Sông Ba,

Tôi mới trở thành cổ đông của Quý Công ty và đang có ý định gia tăng sở hữu, coi như 1 khoản đầu tư lâu dài để hưởng lợi tức thay cho gửi tiết kiệm ngân hàng. Qua quá trình tìm hiểu để ra quyết định đầu tư, tôi vô cùng ấn tượng với văn hóa rất thân thiện, gần gũi, cởi mở mà BLĐ Công ty đã tạo ra và duy trì nhiều năm qua. Tôi có 1 số câu hỏi về hoạt động sản xuất kinh doanh, mong nhận được giải đáp từ Quý Công ty:

1. Về nhà máy Khe Diên:

Theo tôi được biết, đây là nhà máy có hồ chứa điều tiết năm, do đó theo lý thì sản lượng của nhà máy phải ít nhất đạt sản lượng tối đa phát điện giờ cao điểm mùa khô. Vậy Quý Công ty vui lòng cho biết, giả sử thủy văn thuận lợi, với công suất trước khi mở rộng (9MW) thì sản lượng phát điện cao điểm mùa khô đạt bao nhiêu triệu số điện, và sau khi mở rộng (lên 15MW) thì con số này là bao nhiêu? 

Tôi theo dõi thấy kế hoạch sản xuất trình ĐHĐCĐ, Quý Công ty trình 38 triệu số điện cho thủy điện Khe Diên, không tăng so với năm 2020 và các năm trước. Tại sao sau khi mở rộng lên hơn gấp rưỡi (từ 9MW lên 15MW) mà sản lượng lại không được dự báo tăng tương ứng? Xin Quý Công ty vui lòng giải đáp giúp.

2. Về phí tài nguyên nước, môi trường rừng:

Tôi rất cảm ơn BLĐ đã báo cáo bóc tách con số này ở báo cáo năm 2020. Tuy nhiên nếu được, kính đề nghị Quý Công ty bóc tách và gửi giúp báo cáo doanh thu bán điện net (không bao gồm các loại phí thu hộ - chi hộ) của các năm trong quá khứ (từ 2016), cũng như dự báo của toàn bộ năm 2021. Có như vậy thì các cổ đông mới tính toán chính xác được giá bán điện net mà Cty được hưởng, từ đó so sánh với các doanh nghiệp khác để có cho mình đánh giá chuẩn xác có ý nghĩa

Thời điểm hiện tại thì biểu phí của các loại phí trên là bao nhiêu?

Tôi xin cảm ơn và kính chúc toàn thể cán bộ nhân viên Công ty sức khỏe và 1 năm mới an khang!

Trân trọng,

Sơn

 

Lê Bình Sơn   20/12/2021   3440

CÁC Ý KIẾN XEM NHIỀU

Kính gửi Quý Công ty,

Rất cảm ơn Quý Công ty đã trả lời câu hỏi trước của tôi rất cẩn thận và cặn kẽ. Tôi hoàn toàn hài lòng với câu trả lời của Quý Công ty và mọi thắc mắc đã được giải đáp. Tiếp theo tôi có thêm 1 thắc mắc khác về tình hình sản xuất kinh doanh, mong được giải đáp:

Tôi được biết tổng chi phí quản lý vận hành của 1 nhà máy thủy điện thường nằm trong khoảng 10% đến 15% doanh thu bán điện. So sánh với mức ấy thì chi phí của SBA đang hơi cao. Nếu theo đúng định mức chi phí như vậy thì dòng tiền của SBA thừa đủ trả gốc vay, lãi vay và trả cổ tức trên 10%/năm theo đúng yêu cầu của EVNCPC, không phải vay bù đắp thêm từ nguồn khác. Từ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ trên Báo cáo tài chính, tôi thấy các khoản chi phí lớn chủ yếu là:

1. Tiền chi cho người cung cấp hàng hóa dịch vụ.

2. Lương nhân viên

3. Chi khác (số tuyệt đối tương đối lớn tuy rằng có thể bù trừ với  Thu khác)

4. Lãi vay.

Kính đề nghị Quý Công ty giúp làm rõ các vấn đề chưa giải thích được như sau:

1. Tiền chi cho người cung cấp hàng hóa dịch vụ cụ thể là chi mua hàng hóa dịch vụ gì, trung bình hàng năm chi thường xuyên cho khoản này là bao nhiêu. Nếu có phát sinh tăng đột biến thì có thể là do đâu?

2. Chi khác và thu khác cụ thể là gì? Sao số tuyệt đối năm nào cũng lớn như vậy?

3. Nền lãi vay hiện giờ khá thấp. Các ngân hàng quốc doanh cũng khá ưa thích ngành này. Vậy Công ty có ý định tái tài trợ nợ vay hiện tại của OCB bằng nguồn vốn giá rẻ khác hay không?

 

 

Lê Bình Sơn   21/02/2022   3984

Pham Thi Ngoc Ha   07/02/2021   3757